Trĩ – Hậu Môn – Trực Tràng

Bệnh trĩ

Trĩ là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Bệnh trĩ không chỉ là căn bệnh nhạy cảm, khó nói mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm là rất cần thiết. Nếu điều trị muộn, hoặc điều trị bằng những phương pháp không đúng, bệnh sẽ kéo dài, không dứt điểm và có thể sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh Trĩ

– Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.

– Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ

– Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh

– Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

– U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị Trĩ tại Phúc Khang

Việc chọn phương pháp điều trị phải dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và loại bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Hiện nay, Trung tâm Y khoa Phúc Khang Đà Nẵng đang áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

 Điều trị nội khoa

+ Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

Điều chỉnh thói quen ăn uống:

• Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà
• Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu
• Uống nhiều nước
• Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, củ, quả)

Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đá cầu… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa tốt và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt, không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ.

+ Sử dụng thuốc: Thuốc uống và thuốc đặt (hoặc thuốc bôi).

Điều trị bằng thủ thuật

Các phương pháp chữa bằng thủ thuật phổ biến hiện nay là: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su và phương pháp sử dụng tia hồng ngoại… Đây là các thủ thuật đơn giản nhằm làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ, nhưng thủ thuật này chỉ đạt hiệu quả khi áp dụng với bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nhiều trường hợp mắc trĩ nặng, bị lâu năm, có biến chứng thường phải phẫu thuật cắt búi trĩ. Các loại phẫu thuật bao gồm: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, Phẫu thuật Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ

Bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời khi có một số triệu chứng sau:

1. Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi – là triệu chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp không có triệu chứng này.

2. Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

3. Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

4. Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn (Trĩ ngoại). Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.